1. Thời gian là tài sản quý giá nhất của tuổi trẻ. Đừng sợ sai và sai nhiều lần.
Đừng bao giờ tin tưởng một ai lớn tuổi hơn bảo bạn 20, bạn còn 10 năm hẵng mới BẮT ĐẦU cuộc sống. Hãy vui khi lắng nghe bạn mới 20s, còn trẻ ĐỂ LÀM NHIỀU. Không được mất động lực, cảm hứng để bắt tay vào hành động.
Một người trẻ 20s tuổi với một số nợ và không kinh nghiệm còn tốt hơn nhiều so với một người 30s tuổi không một kinh nghiệm.
Chú ý khi đến tuổi 30, mọi áp lực sẽ dồn về, có sự nghiệp rõ ràng, đám cưới, gia đình, con cái. Đừng để tới đó rồi tự hỏi: “Mình đã làm cái quái gì ở tuổi 20s”. Biết quý trọng và bắt tay vào làm chuyện ý nghĩa với thời gian.
Tuổi 20s, một cuộc trò chuyện ý nghĩa, một kì nghỉ thư giãn, một sự chia sẻ thông tin ý nghĩa có thể tạo đến ảnh tưởng lớn đến tương lai sau này
Tuổi trẻ, đặc biệt tuổi 20s, bạn có quyền sai, thử, thất bại. Miễn còn sống với những giá trị bên trong thì bạn có thể gây dựng lại dễ dàng.
Chuyện khủng hoảng tuổi 20 về con đường nghề nghiệp, tình cảm là chuyện bình thường xảy ra tất cả mọi người. Bình tĩnh và làm chuyện gì đó ý nghĩa để trở thành con người mình muốn. Bạn trở thành chính người bạn nghĩ bạn sẽ thành. Nên cứ bắt tay làm chuyện mình muốn, đi du học, thực tập, khởi nghiệp, những việc tạo ra giá trị thật sự.
Tuổi trẻ, tài sản quý giá nhất không phải tài năng, không phải ý tưởng, không phải trải nghiệm mà đó là thời gian. Thời gian cho rất nhiều cơ hội để thử, phạm sai lầm để trưởng thành. Warren Buffett, nhà đầu tư thành công nhất thế giới từng nói: Đầu tư lớn nhất vào một người trẻ là vào việc giáo dục, vào tư tưởng của họ. Bởi vì tiền đến rồi đi, nhiều mối quan hệ cũng sẽ đến và đi. Nhưng những gì học được sẽ mãi ở lại trong mình.
2. Bạn không chắc chắn được mối quan hệ bạn bè
Có những mối quan hệ bạn bè bạn từng rất thân thiết nhưng rồi lại trở nên nhạt nhòa. Và đôi khi có những mối quan hệ quen biết sơ sơ lại trở nên gắn kết chặt chẽ. Giáp mặt một người suốt một thời gian dài chưa chắc là người bạn có thể chia sẻ, nhưng có những người mới gặp lại thấy chung những suy nghĩ, chia sẻ trong thời gian hiện tại lại thân thiết nhanh chóng. Chuyện nhạt nhòa của một mối quan hệ suy cho cùng không phải xét ai tối ai xấu. Đừng quá “bi lụy”, than trách. Đó chỉ là chuyện đơn giản của cuộc sống. Đừng đóng mối quan hệ xung quanh mình mà mở rộng mối quan hệ xung quanh để tạo cơ hội và sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau
Bạn không thể chọn gia đình nhưng bạn có thể chọn bạn bè.
3. Bạn không thể hoàn thành hết tất cả mục tiêu của bạn.
Vấn đề ở đây không phải có bao nhiêu mục tiêu đã thực hiện mà vấn đề quan trọng nhất là bạn biết mình làm gì, mục tiêu phấn đấu là gì, kế hoạch ra sao, và những gì bạn học hỏi, trải nghiệm trong quá trình làm tích tụ lại trong mình là gì. Và thường thì khi đặt ra những mục tiêu và cố gắng, thì ít nhất cũng đạt được 70%, 80% của những mục tiêu đấy.
Giống như kinh nghiệm năm đầu đại học, một cậu đặt mục tiêu điểm 9 thì sự cố gắng cậu cuối cùng cũng chỉ được 7,8 điểm nhưng vẫn hơn rất nhiều so với sự cố gắng của một cậu để hòng “cho qua môn” để đạt được chỉ 4 điểm và rớt môn học, hoặc không suy nghĩ tới mục tiêu.
4. Chẳng ai biết chắc chắn thật sự điều họ đang làm.
Không ai có thể chắc chắn kết quả của việc mình đang làm. Kể cả những người qua tuổi 30, nhưng điều quan trọng là hành động và làm hết sức mình có thể. Chuyện đôi khi thẫn thờ suy nghĩ cuộc sống mình hay đôi khi bản thân phân vân, lo lắng chuyện mình làm là chuyện rất bình thường đối với bất kì ai. Bắt một đứa học sinh cấp 3 biết rõ cậu sẽ làm gì trong tương lai là một điều vô cùng áp lực khi cậu chẳng biết gì ngoài học và ảo tưởng cuộc sống.
5. Tất cả mọi người đều muốn những thứ na ná giống nhau
Xét cho cùng, mọi người đều muốn sự công nhận họ, tình yêu, sự an toàn, sự tận hưởng và hy vọng cho một tương lai tốt hơn. Họ chỉ khác trong cách họ trình bày, cách họ làm nhưng quay về vẫn là những mong muốn ấy. Mỗi người có một cách sống, cách làm khác nhau để đạt tới mong muốn của họ. Và mình cứ làm theo cách mà mình cảm thấy là đúng trên con đường đạt tới mục đích của mình. Điều dễ dàng xảy ra với những thế hệ bị gò ép, dồi nén trong tư tưởng trong trường học là bị đồng hóa, bị định nghĩa hạn hẹp về thành công, mục tiêu cuộc sống.
6. Thế giới chẳng quan tâm đến bạn đâu
Bạn là một trong phần tỷ tỷ của thế giới này. Nghĩ mà xem, thế giới này có bạn hay không thì vẫn như thế, rồi sẽ quên bạn thôi. Bạn không phải là nhân vật VIP mà ai cũng cần đến bạn. Điều đó không có nghĩa là làm điều tiêu cực tùy ý nhưng nghĩ theo một cách khác. Đừng sợ sống như một cá thể tự lập, trưởng thành, không bị ảnh hưởng bởi người khác.Như thế bạn giải thoát bạn khỏi những rào cản để sống đúng với bản chất và con người mình.
7. Thôi ảo tưởng bởi những định kiến của xung quanh.
Nhiều người quá sợ sệt bởi những định kiến xung quanh mà họ cứ kẹt trong sự an toàn của chính họ. Trung quốc rất đáng sợ, kẻ xăm mình, cạo đầu là người xấu, tụi đồng tính là kẻ bệnh hoạn (Tim Cook, CEO của Apple iphone bạn đang dùng là kẻ bệnh hoạn vì Tim Cook là Gay đấy), người nhà giàu là những kẻ sống mánh khóe gian manh, kẻ thật thà sẽ không thể làm kinh doanh tốt, chân dài thì não ngắn,… Hãy dẹp bỏ những định kiến, hạn chế dùng internet, bước ra ngoài thế giới và cảm nhận: Cuộc sống đơn giản, con người vẫn tốt. Thế giới ngoài kia không phải là một nơi đáng sợ. Đừng sợ khi bước ra ngoài thế giới, thật ra cách du lịch, đi và trải nghiệm là một cách tốt nhất để tìm hiểu thế giới, tìm hiểu con người và tìm hiểu chính bản thân mình qua những cọ sát đa dạng.
8. Tổng hợp của những điều nhỏ nhặt tạo giá trị.
Chúng ta thường bị thu hút và tập trung vào kết quả hơn là quá trình làm ra (cả những thất bại). Đặc biệt sai lầm của nhiều người là hấp tấp, nóng vội, muốn tạo ra một kết quả “Kinh ngạc”, “phi thường”… đến nỗi họ không làm nên chuyện gì. Bởi vì thiếu suy xét nên không biết rằng: Sự tổng hợp của hàng trăm, hàng ngan chuyện nhỏ nhặt, không nhận thức, cả những thói quen sau một thời gian dài mới tạo nên kết quả.
Ví dụ đơn giản gần gũi tuổi sinh viên như chuyện dành học bổng, nó không phải là chuyện đùng một cái là có học bổng mà phải chuẩn bị trước đó cần làm gì, kinh nghiệm xin như thế nào, cần hoạt động, thành tích chứng mình như thế nào.
9. Người thân bạn cũng là con người như chúng ta
Thường trong độ tuổi 20s, bạn sẽ bắt đầu có những mâu thuẫn với gia đình, người thân vì bạn sẽ nhận thấy những điều người thân, gia đình suy nghĩ không phải chắc-chắn-đúng như khi bạn còn nhỏ. Thật ra cuối cùng mọi người cũng chỉ làm những gì tốt nhất mặc dù chúng ta không chắc chắn được điều tốt nhất là gì. Những người lớn tuổi hơn mình họ cũng có tuổi 20s đầy khó khăn, thất bại của riêng họ.
Xét cho cùng, giá trị của mối quan hệ với nhau không phải là sự áp đặt, quản lý mà là sự quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu, tôn trọng, mong người khác sống hạnh phúc và bình an.
10. Tình cảm
Đừng rơi vào mối quan hệ tình cảm nhạt nhòa chỉ để gọi là “Có người yêu”, “giết thời gian”. Nhiều người ta nói 30 tuổi là tuổi để lập gia đình nhưng không có nghĩa tuổi 30 là tuổi bắt đầu tìm kiếm, tình cờ, quen biết một ai đó để lập gia đình. Mà cần phải xác định ở tuổi 20s giá trị của gia đình, của người mình muốn chung sống chung. Từng đề cập tuổi 20s có những mối quan hệ sẽ đến và đi, không có nghĩa là tuổi 20s sẽ không thể có mối quan hệ tình cảm bền vững, mà đừng sợ để bước tiếp một mối quan hệ mới sau khi thất bại mối quan hệ trước đó. Và dĩ nhiên, nghiêm túc với mối quan hệ tình cảm như nghiêm túc với công việc.
Kết:
Tuổi 20s, đừng chần chừ, hãy khẳng định mình, mở rộng mối quan hệ xung quanh, suy nghĩ đến giá trị quan trọng của gia đình, công việc, cuộc sống bạn.
Đừng để bị tác động bởi việc bạn không rõ ràng. Bạn là người quyết định cuộc đời bạn.
Tổng hợp và nhào nộn: Hubertcu.com :))
Một video hay để xem thêm:
Leave a Reply