Leo núi Phú Sĩ Nhật Bản đón bình minh: Chuẩn bị

Núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản (3776m – Núi Fanxipang của Việt Nam  chỉ 3134m), đây là ngọn núi thiêng liêng của Nhật Bản nên trong đời sống của người Nhật Bản thường xuất hiện hình ảnh núi Phú Sĩ. Đối với người nước ngoài thì người ta luôn biết về Nhật Bản có sushi, kimono, núi Phú Sĩ. Núi Phú Sĩ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 22/06/2013.
Screen Shot 2016-09-25 at 11.28.28 AM.png
Núi Phú Sĩ từ xa
Bài tường thuật cá nhân của bản thân:Leo núi Phú Sĩ Nhật Bản đón bình minh
Còn đây là bài mình chia sẻ kinh nghiệm để bạn có thể leo núi thành công.
I. CHUẨN BỊ
1. Lên kế hoạch:
– Xác định đi tự túc hay đi tour. Nghe hình như tour tốn khoảng 25000 yên, bạn sẽ được đơn vị đặt vé xe bus, đặt chỗ ngủ và hướng dẫn trên đường di. Còn nếu bạn đi tự túc thì bài này sẽ giúp rất nhiều cho bạn.
– Xác định thời điểm leo núi: Mỗi năm, mùa theo núi chỉ khoảng 2-3 tháng, khoảng tháng 7,8 và 9. Đây là khoảng thời gian không quá lạnh, không có tuyết, dễ leo và an toàn. Ngoài những tháng trên, việc leo núi rất hạn chế, phải xin phép trước, dễ tai nạn và đôi khi không thể lên được đỉnh. Hãy kiểm tra mùa cho leo núi trên trang web chính thức.
Nếu bạn leo núi vào mùa lễ hội, cuối tuần, những ngày cuối cùng của mùa leo núi, sẽ rất đông người leo.
– Xác định leo 2 ngày hay 1 ngày, nếu trong 1 ngày (từ tối đến trưa hôm sau)
– Tổng chi phí hành trình cho tự túc: 5400 yên/xe buýt khứ hồi + ăn uống linh tinh.
2. Đặt vé xe buýt
Phương tiện tiện nhất và kinh tế nhất đó là đi xe buýt. Có thẳng xe buýt từ trạm Shinjuku ở Tokyo đến thẳng trạm 5 (2350m)của núi Phú Sĩ.
Trang website để đặt chỗ: http://highway-buses.jp/fuji/
Thời gian di chuyển: 2 tiếng 30 phút
Giá vé: 2.700 yen/chiều.
screen-shot-2016-09-25-at-10-11-26-am
Phần để đặt vé
Lưu ý:
– Xe buýt chỉ vận hành vào mùa leo núi.
– Vé chỉ cho đặt trước 1 tháng, các bạn phải canh ngày nhé. Ví dụ ngày 1/8 đi thì 1/7 mới bắt đầu cho đặt.
– Nên đặt khứ hồi, trong trường hợp bạn cancel cũng không mất phí, còn hơn là bị kẹt lại, chờ ai đó cancel.
– Trạm xe buýt ở tầng 4, bạn phải đến sớm hơn giờ khởi hành 15 phút  để lấy vé, nếu trễ, bạn có thể bị mất ghế.
– Để biết chính xác chỗ trạm, hãy dựa vào bản đồ http://highway-buses.jp/access/
– Bạn có thể đặt vé tham quan Kawaguchiko nếu bạn còn đủ sức, ở đó có hồ, chùa chụp hình núi Phú sĩ từ xa rất đẹp (trong thời tiết tốt).
– Ngoài xe buýt, các bạn có thể đi tàu tới chân núi rồi từ chân núi lên trạm thứ 5 nhưng mình không khuyến khích vì tốn thêm thời gian và thêm tiền.
screen-shot-2016-09-25-at-10-11-38-am
Vị trí trạm xe buýt
3. Chuẩn bị đồ leo núi:
Để lên được tới đỉnh, phải CHẮC CHẮN chuẩn bị đồ kĩ lưỡng. Danh sách đồ:
  • Giày: Giày leo núi hoặc có thể giày chạy bộ với đế cứng
  • Thân trên: áo tay dài giữ ấm, áo ấm nhẹ, áo chống gió, áo fleece.
  • Thân dưới: Quần lót dài giữ ấm, quần đùi ấm nhẹ, quần dài chống gió
  • Đầu: Đèn đeo đi ban đêm, nón len giữ ấm, khẩu trang để hạn chế khí lạnh
  • Bao tay: bám đá, giữ ấm tốt
  • Một vài áo, quần phòng hờ
  • Nước: 1 lít, có thể mua thêm trên đường lên đỉnh (500 yên/500ml !!)
  • Đồ ăn nhẹ vì sẽ đói
  • Túi rác: vì núi Phú sĩ yêu cầu đem rác về
  • Tiền: đặc biệt nên chuẩn bị các xu lẻ 100 yên để đi vệ sinh (tự giác bỏ tiền vào thùng)
  • Gậy leo núi: Chọn gậy nhẹ nhẹ nhé, Có thể mua gậy ở đó làm kỉ niệm (ít nhất 1000 yên)
  • Balo nhẹ, nếu chuyên dụng leo núi càng tốt, hạn chế mang đồ nặng
  • Kính chống nắng: Ban ngày, mặt trời ở gần nên nắng nóng, tia UV cao.
  • Một số đồ khác: Giấy ướt, son môi giữ ẩm.
  • Trong trường hợp trời mưa: Quần áo mưa nhẹ, bao chống nước cho balo, giày.

Lưu ý: Khi đi xuống, đường dốc và cát đá nhiều, tốt thì nên tìm bao giày, ống chân, không có thể mang quần rộng phủ được giày để cát đá không rơi vào giày làm khó chịu.

Có thể tìm đồ ở đâu:  Bạn có thể tìm mua trên lazada vì mình thấy giá rẻ, nếu tới núi Phú sĩ mà mua thì sẽ đắt hơn nhiều. Nếu bạn rủng rỉnh tiền, thì tới đó mua sẽ nhẹ hành lí khi di chuyển tới

4. Rèn luyện thể lực
Đây cũng là một bước quan trọng, bạn nên dành trước 2 tuần để tập sức bền, sức khoẻ chân:
  • Chạy bộ, nếu được mang balo hơi nặng trên lưng
  • Leo thang bộ
  • Sử dụng máy leo núi, máy thang bộ ở các phòng tập

Nếu bạn không tập thể lực, bạn vẫn có thể leo lên đỉnh nhưng sẽ rất cực nhé.

 

II. LEO NÚI
1. Đường leo
Có 5 đường leo, trong đó đường leo đơn giản, tiện, phổ biến và nhanh nhất đó là Yoshida Trail (bắt đầu từ trạm 5 -2350m). Nếu bạn chọn những đường khác sẽ thử thách hơn nhiều nhé.
2. Thời gian leo
Bạn đã xác định leo 2 ngày hay 1 ngày? Tuỳ vào sức và thời gian của bạn. Nếu 2 ngày, sẽ đỡ mệt hơn vì bạn có ngủ qua đêm nhưng bù lại phải tốn kha khá tiền để mướn giường (phải liên hệ đặt trước). Nếu 1 ngày (leo xuyên đêm), bạn có thể tiết kiệm tiền mướn giường nhưng lại rất mệt vì leo đêm không ngủ. Chỉ cân nhắc tí nữa là ngủ lại cũng sẽ không thoải mái vì khoảng 40 người 1 phòng, chật chội, mùi… Đặc biệt sau 6 tiếng leo lên, mệt và lạnh, mùi sẽ khó có thể ngủ được.
Kế hoạch 2 ngày:
Sáng, bạn phải tới trạm thứ 5.
1pm: Bắt đầu leo.
7pm: Tới nơi, nghỉ ăn tối, ngủ.
Đặt chỗ ngủ trước tại đây:
2am: Thức dậy, ăn sáng nhẹ, leo lên đón bình minh.
Kế hoạch 1 ngày (leo thần tốc) (Khả năng mệt gấp 3 lần)
Trước 7pm, bạn phải tới trạm thứ 5
9pm, bắt đầu leo liên tục, thỉnh thoảng nghỉ
5am, tới định đón bình mình.
Nếu bạn chọn đường leo Yoshida Trail, thì trung bình lên 6 tiếng xuống 3 tiếng. Nhưng nếu bạn đi từ từ và nghỉ ngơi nhiều, sẽ kéo dài thời gian.
Nếu bạn không muốn đón bình minh, bạn có thể đi từ sáng sớm và quay trở lại lúc tối
3. Lưu ý khi leo
– Không nên đi một mình mà có bạn, nhóm, đoàn vì sẽ cổ vũ nhau
– Càng lên cao, càng đông, nên cẩn thận bị lạc nhau
– Từ trạm 5 lên trạm 6 là đoạn dễ đi nhất. Nhưng từ trạm 7 trở lên, đường đi dốc hẳn, sẽ tốn sức và mệt.
– Bạn sẽ gặp một số rắc rối khi càng leo cao như mệt, lạnh, chóng mặt vì càng lên cao, không khí càng loãng, càng lạnh và áp suất càng giảm.
– Leo thần tốc là leo không ngủ nên áp suất giảm nhanh, khả năng mệt và bị thương cao gấp 3 lần, nên xem xét kĩ lưỡng. mình đã trải nghiệm.
– Vệ sinh trên núi: Có các điểm dừng chân, mỗi lần đi 200 yên (tự giác), cần chuẩn bị tiền xu. Tip: là một điểm chui tránh lạnh vào nếu bạn đã quá lạnh.
– Khi bạn đói, bạn có thể mua đồ ăn trên đó nếu không mang tuy nhiên sẽ đắt hơn rất nhiều.
– Cố gắng quản lý thời gian leo và nghỉ, để chắc chắn bạn có thể lên kịp đỉnh ngắm bình minh.
– Không lên dành nhiều sức lực để leo nhanh mà lên duy trì tốc độ leo liên tục
– Khi vận động leo, cơ thể bạn sẽ không cảm thấy lạnh nhiều nên hạn chế nghỉ quá lâu.
– Trường hợp bạn cảm thấy chóng mặt, đừng tiếp tục, bạn đang bị đuối sức và ảnh hưởng bởi thiếu oxy, độ cao, áp suất, nghỉ vài phút sẽ giúp bạn tỉnh táo để leo tiếp.
– Nếu bạn mua gậy gỗ ở núi Phú sĩ (giá 1000 yên), bạn có thể đóng dấu ở mỗi trạm (giá 200-300-500 yên/ 1 dấu)
– Khi đi xuống, đoạn đường khá dốc và sỏi đá, nên đi lùi vì hạn chế lực vô đầu ngón chân, nhưng phải đi từ từ không té … xuống vực.
– Hãy keep moving, hãy chiến thắng sự yếu đuối của cơ thể và tình thần bạn.
– Khi trời đã sáng và trong, hãy chụp hình thật nhiều nhé!
– Sau khi leo, bạn sẽ thấy lòng kiên nhẫn và sự tự tin tăng lên hẳn.
III. THÔNG TIN KHÁC:
1. Website:
2. Thời tiết
Bạn có thể tham khảo thời tiết ở núi Phú sĩ tại hai trang:  http://mtfuji-jp.com/weather/ và https://www.wunderground.com/jp/fujisan. Tuy nhiên chỉ là dự báo, thời tiết có thể thay đổi thất thường.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: